Visa Du Học

WESTERN VISA

Visa Du Học
Ngày đăng: 10 tháng trước

Visa là gì? Thủ tục xin visa du học như thế nào?

Trong bài viết này WesternVisa xin giới thiệu đến quý khách thông tin về Visa là gì? Thủ tục xin visa du học như thế nào? Xin visa du học có dễ không?… Visa là một trong những giấy tờ quan trọng và cần thiết khi đi du học. WesternVisa sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn du học sinh về vấn đề visa. 

Visa còn được gọi là thị thực nhập cảnh. Visa là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh người được cấp visa được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó. Tùy vào trường hợp nhập cảnh một lần hay nhiều lần mà thời gian lưu lại sẽ khác nhau.

Không phải quốc gia nào cũng yêu cầu có Visa khi nhập cảnh. Một số quốc gia đã miễn trừ chính sách áp dụng Visa nhập cảnh như các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt. Visa được lãnh sự quán của quốc gia cấp.

Trên visa có những thông tin gì?

Passport là gì?

Phân biệt rõ Visa là gì và Passport tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Passport hay còn gọi là hộ chiếu, là một trong những giấy tờ tùy thân để làm thủ tục xuất nhập cảnh. Công dân được cấp Passport có xác nhận của cơ quan nhà nước về đặc điểm và thông tin cá nhân cũng như quốc tịch của người được cấp để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.

Ở Việt Nam hiện nay có ba loại Passport chủ yếu:

Ví dụ: Khi bạn muốn du học tại Canada, trước tiên bạn cần phải có Passport do Chính phủ Việt Nam cấp, xác nhận bạn là công dân Việt Nam muốn ra nước ngoài. Tiếp theo, bạn cần phải có Visa du học Canada do Chính phủ Canada cấp cho phép bạn nhập cảnh vào quốc gia của họ để du học

Có những loại visa nào?

Có 2 loại visa, bao gồm:

Visa du học là gì?

Đối với trường hợp lưu trú dài hạn và mục đích ở lại nước sở tại là để học tập, loại visa (thị thực) bạn cần xin được gọi là visa du học. Loại visa này có thể giúp bạn nhập cảnh vào đất nước nơi bạn học tập và cũng là điều kiện để trường học công nhận bạn là một sinh viên chính thức.

Visa du học cho phép bạn ở lại đất nước nơi mà bạn học tập một khoảng thời gian đủ lâu, tương ứng với thời gian học tập của bạn. Ví dụ bạn đi du học theo hệ đại học thì thời hạn visa tối thiểu khoảng 3 – 4 năm. Sau khi hết hạn visa, bạn cần trở về Việt Nam, khi muốn quay lại học tập, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để xin visa du học lại từ đầu.

Tùy thuộc vào quốc gia / khu vực, các yêu cầu về visa du học và cách thức xin visa du học cũng sẽ khác nhau. Và tùy theo loại visa du học của mỗi quốc gia mà sẽ có những tên gọi khác nhau. Ví dụ, visa du học Mỹ sẽ được gọi là visa F1, và visa du học các nước nằm trong khu vực Schengen (Latvia, Slovenia, Slovakia, Estonia, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan…) sẽ được gọi là visa Schengen.

Điều kiện để xin visa du học là gì?

Như đã đề cập trước đó, theo quy định của từng quốc gia / khu vực, các yêu cầu khi xin visa du học cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: Hoa Kỳ thường yêu cầu mẫu I-20 cho đơn xin học, hoặc Pháp yêu cầu khai báo OFII …

Dưới đây là những loại giấy tờ phải có trong bất kỳ bộ hồ sơ xin visa du học:

Những lưu ý khi xin visa du học là gì?

Các bước + hồ sơ + phí

Những lưu ý khi phỏng vấn xin visa du học là gì?

Để xin Visa du học thành công, bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ cần thiết thì kỹ năng phỏng vấn là một trong những yếu tố quan trọng sẽ quyết định bạn có được cấp Visa hay không? Dưới đây sẽ là một số lưu ý cần thiết giúp bạn chủ động trong buổi phỏng vấn xin Visa của mình. Hãy yên tâm vì chỉ cần một tâm lý vững vàng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc sở hữu một tấm Visa du học là điều không hề khó.

3 câu hỏi phỏng vấn visa kinh điển

Vì sao bạn lựa chọn học trường đại học này?

Trong tất cả các trường đại học bạn đã “rải đơn” và nhận được thư mời học, bạn sẽ lựa chọn trường mà mình yêu thích và giúp bạn phát triển tốt nhất. Nhân viên lãnh sự quán sẽ muốn biết lí do mà bạn lựa chọn ngôi trường đó là gì: Ngôi trường này cung cấp cho bạn những gì và liệu bạn có một lí do thực sự chắc chắn và chính đáng để theo đuổi ngành học mơ ước tại ngôi trường đó hay không. Họ muốn đánh giá xem liệu bạn có phải là một sinh viên có đủ điều kiện học tập tại đất nước này và có tiềm năng phát triển hay không.

Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ lưỡng về trường mình học và đưa ra câu trả lời đầy thuyết phục thể hiện sự hứng thú của bản thân với trường cũng như niềm đam mê với ngành học tại trường đó, tại sao phải là trường này mà không phải là các trường khác.

Lời khuyên dành cho bạn:

Vì sao bạn lựa chọn du học đất nước X?

Đây là câu hỏi thường được hỏi nhất trong các buổi phỏng vấn xin cấp thị thực. Rất nhiều học sinh không thuyết phục được nhân viên phỏng vấn bởi câu trả lời bao hàm quá nhiều thông tin thừa và không cần thiết, không nhắm đúng trọng tâm những điều mà nhân viên lãnh sự quán kì vọng sẽ được nghe. Vậy, họ kì vọng những thông tin gì ở câu trả lời của bạn?

Điều đầu tiên cần lưu ý là bạn không nên học thuộc lòng, câu trả lời của bạn sẽ trở nên vô cùng cứng nhắc. Hãy nói những điều mình muốn thể hiện một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, hãy chỉ nói những điều bạn thật lòng muốn nói, bạn cần thuyết phục nhân viên rằng học tập tại đất nước này sẽ đảm bảo tương lai tốt nhất dành cho bạn và để họ cảm nhận được điều đó qua niềm đam mê thể hiện trong câu trả lời của bạn. Nhân viên chủ yếu chờ đợi một vài điểm chính cho thấy bạn có sự hứng thú, yêu thích với việc học tập tại đất nước này.

Một vài lời khuyên dành cho bạn:

Kế hoạch sau khi tốt nghiệp của bạn là gì?

Trường hợp học sinh bị từ chối cấp thị thực do không thể giải thích rõ được việc mình sẽ quay về nước sau khi tốt nghiệp rất thường xuyên xảy ra. Bạn cần thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng mình không có kế hoạch tiến tới định cư tại đây mà chỉ đến học rồi quay về nước sau khi hoàn thành việc học. Hãy chứng minh với nhân viên lãnh sự quán bạn có những mối liên hệ ràng buộc và nghĩa vụ cần thực hiện với gia đình, tài sản hay sự nghiệp tại nước nhà, đảm bảo bạn sẽ quay về nước sau khi kết thúc thời hạn du học.

Lời khuyên dành cho bạn:

Chi phí:
150.000.000 VNĐ
Gửi hồ sơ

( Đăng nhập để sử dụng chức năng này )

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline